您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Lyon vs Paris Saint
NEWS2025-02-24 09:03:51【Thời sự】7人已围观
简介 Linh Lê - 22/02/2025 19:00 Pháp man city – arsenalman city – arsenal、、
很赞哦!(1736)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
- Không nên dùng giấy bạc bọc thực phẩm trong nấu nướng
- Cách xử lý ổ dịch cúm A H1N1 lây từ lợn sang người
- Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số ban hành kế hoạch hoạt động năm 2022
- Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
- 3 cách gội đầu cải thiện gàu ngứa tại nhà
- Kiểm tra dự án TMS Đầm Cói 10 năm đắp chiếu bất ngờ thi công
- Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam quay trở lại
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
- Uống nước lạnh hay nước ấm tốt cho sức khỏe của bạn hơn?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
Đơn thuốc điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư 27 có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn) “Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư này có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy”, Thông tư 27 của Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với Cục CNTT và các đơn vị liên quan xây dựng quy chế quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn (gọi tắt là Hệ thống đơn thuốc quốc gia); phân quyền quản trị cho các đơn vị liên quan và các địa phương; quản lý, vận hành Hệ thống đơn thuốc quốc gia;
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng có trách nhiệm cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua Hệ thống đơn thuốc quốc gia.
Cục Quản lý Dược được giao bảo đảm kết nối giữa Hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia và Hệ thống đơn thuốc quốc gia; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc và người hành nghề dược triển khai thực hiện Thông tư 27.
Đối với Cục CNTT, cơ quan này được Bộ Y tế giao xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành kỹ thuật về đặc tả cấu trúc dữ liệu và hướng dẫn kết nối liên thông giữa hệ thống thông tin của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc với Hệ thống đơn thuốc quốc gia.
Cùng với đó, hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và ứng dụng các giải pháp CNTT cho các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Thông tư 27; phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh xây dựng quy chế quản lý Hệ thống đơn thuốc quốc gia.
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý y tế của các bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 27 đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua Hệ thống đơn thuốc quốc gia...
Vân Anh
10 giải pháp công nghệ nổi bật trong ngành y tế Việt Nam
Việc ứng dụng nhiều công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây Cloud, phân tích dữ liệu lớn Big Data hay kết nối vạn vật IoT… đã giúp xây dựng nhiều giải pháp mang tính đột phá trong ngành y tế.
">Các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc dùng đơn thuốc điện tử từ tháng 12/2022
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ vô sinh cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tỉ lệ 7,7% trong các cặp vợ chồng sinh đẻ, tương đương 1 triệu cặp vợ chồng được phát hiện vô sinh mỗi năm.
Tuy nhiên GS. Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc BV Phụ sản Trung ương hiện là chuyên gia của BV Phụ sản Thiện An cho biết, hầu hết người dân vẫn chưa hiểu đúng về các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn.
Hy vọng mới sau 4 lần thai lưu
Hơn 8 năm qua, vợ chồng chị K.T. ở Lào Cai rong ruổi khắp nơi để chữa trị vô sinh.
Chị T. cho biết, vợ chồng chị kết hôn từ tháng 3/2012, chồng chị là bộ đội biên phòng bảo vệ biên giới ở Lào Cai. Hai vợ chồng chị đã nhiều lần lặn lội xuống Hà Nội khám ở cả bệnh viện trung ương và quốc tế để tìm nguyên nhân.
Bác sĩ cho biết chị T. có nhân xơ trong tử cung, ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. Sau đó vợ chồng chị đã chọn làm thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai nhưng 5 năm qua, chị có 5 lần mang thai nhưng chưa khi nào chị được làm mẹ.
4 lần đầu thai đều chết lưu khi mới được 6-8 tuần tuổi. Lần mang thai thứ 5, chị bị thai ngoài tử cung, phải phẫu thuật.
Bác sĩ cho biết thêm, chị T. có khối u rất lớn trong tử cung, nếu phẫu thuật sẽ phải cắt toàn bộ tử cung, đồng nghĩa chị sẽ không thể làm mẹ. Vì vậy chị T. xin trì hoãn phẫu thuật khối u.
Tháng 5/2020, vợ chồng quyết định quay lại Hà Nội tới BV Phụ sản Thiện An để khám và điều trị vô sinh.
GS Nguyễn Viết Tiến cho biết, u xơ tử cung chính là nguyên nhân khiến chị T. thường xuyên bị sảy thai, thai chết lưu. GS Nguyễn Viết Tiến là người trực tiếp thăm khám và điều trị cho chị T. Sau khi siêu âm, phát hiện khối lạc nội mạc tử cung nằm ở thành sau cơ tử cung, GS Tiến chỉ định chị cần phẫu thuật cắt khối u xơ tử cung bằng phương pháp mổ mở.
GS Tiến cho biết, u xơ cơ tử cung chính là nguyên nhân khiến chị T. thường xuyên bị sảy thai, thai chết lưu.
Ca mổ của chị T. đã thành công, khối u được lấy ra khỏi tử cung nặng khoảng 100 gam. Tử cung của chị T. đã trở lại trạng thái như ban đầu. Mới đây, chị quay lại bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ thông báo chị có thể thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm trở lại.
“Sau gần 10 năm chạy chữa, chưa khi nào tôi hy vọng như lần này. Cả 2 vợ chồng tôi đều rất vui chờ được chuyển phôi”, chị T. chia sẻ.
GS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Thụ tinh ống nghiệm không phải là “cứu tinh”
GS Tiến cho biết, bệnh nhân T. kể trên chỉ là một trong nhiều bệnh nhân đang rất gian nan trên hành trình chữa vô sinh, hiếm muộn.
Theo GS Tiến, muốn điều trị vô sinh hiệu quả, điều đầu tiên là phải tìm nguyên nhân gây vô sinh ở mỗi bệnh nhân.
Vô sinh do rất nhiều nguyên nhân, do vợ, chồng hoặc cả hai, trong đó vô sinh do nữ chiếm hơn 40%, vô sinh do nam giới chiếm khoảng hơn 40%, 20% còn lại vô sinh do cả nam và nữ.
Để điều trị vô sinh, hiếm muộn, với một số trường hợp có thể áp dụng cả phẫu thuật và thụ tinh trong ống nghiệm, việc chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh.
Rất nhiều bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm không thành công nhưng sau đó mổ nội soi thì bệnh nhân lại có thai tự nhiên.
“Tôi cũng đã gặp khá nhiều các bác sĩ, khi thấy cặp vợ chồng điều trị vô sinh hiếm muộn là chỉ định thụ tinh ống nghiệm. Tôi cho rằng cách làm như vậy không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt cho người bệnh. Nhiều cặp vợ chồng do quá nóng lòng có con, sau 6 tháng hay 1 năm chưa thấy có con đã vội đi làm thụ tinh trong ống nghiệm mà không tìm hiểu xem nguyên nhân vô sinh chính do đâu. Đó là sai lầm”, GS Tiến chia sẻ.
GS Tiến cho biết, nếu vô sinh do viêm nhiễm, tắc ống dẫn trứng, bất thường cơ quan sinh sản (có vách ngăn tử cung)… thì cần phải phẫu thuật để khắc phục, khi đó bệnh nhân sẽ có con tự nhiên.
Trái lại, những trường hợp tắc hai vòi trứng hoàn toàn hoặc tinh trùng quá yếu, thì cần làm thụ tinh ống nghiệm.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh sẽ giúp bác sĩ có các chỉ định can thiệp phù hợp.
Tuy nhiên cả 2 biện pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn nói trên đều có những tai biến, rủi ro. Khi kích buồng trứng quá mức để làm thụ tinh ống nghiệm có thể gây chảy máu, rối loạn đông máu, tổn thương các mạch máu lớn, có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, sau mỗi lần kích trứng, buồng trứng sẽ bị tổn thương do mất đi một số lượng noãn và hao tổn chức năng nội tiết.
Với các biện pháp phẫu thuật, bệnh nhân cũng có nguy cơ gặp tai biến như bất kỳ cuộc mổ nào khác, có trường hợp do lạm dụng bơm hơi, bơm thuốc khiến ống dẫn chứng đang tắc bị giãn quá mức khiến vòi trứng bị hỏng.
“Với điều trị vô sinh không vội vã được. Người bệnh nên nghe bác sĩ tư vấn và không nên áp đặt cho bác sĩ theo kiến thức trên mạng. Trên mạng có những kiến thức đúng và có những kiến thức chưa phù hợp về mặt khoa học. Nhưng ngay kiến thức đúng cũng chưa chắc đã phù hợp với bệnh nhân”, GS Tiến chia sẻ.
Thanh Loan
">Hiểu đúng về các biện pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn
Lật úp hoặc đậy kín các vật dụng có thể chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng, phòng sốt xuất huyết. Ảnh: T.Thu Việc xử lý dịch bệnh chưa hiệu quả, một số ổ dịch phức tạp kéo dài. Thậm chí, có những ổ dịch tại xã Phùng Xá và Hữu Bằng của huyện Thạch Thất kéo dài từ tháng 5 đến nay. Riêng xã Hữu Bằng đang là ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất huyện, với gần 400 ca mắc từ ngày 1/7 đến 21/9, chiếm gần 45% tổng số ca cả huyện từ đầu năm đến nay.
Theo đại diện huyện Thạch Thất, điều này chủ yếu do ý thức người dân chưa cao dù chính quyền đã rất nỗ lực. "Khi mắc bệnh, người dân tự điều trị, không báo với y tế cơ sở. Thậm chí, khi lực lượng phun hóa chất đến nhà, người dân đóng cửa không cho vào phun vì lo hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe…", đại diện địa phương cho hay.
Theo ông Cương, để đạt hiệu quả, việc phun hoá chất phải bảo đảm trong bán kính 200m tính từ ổ dịch đến các khu lân cận. 95% hộ gia đình trong ổ dịch phải được phun. Đại diện Sở Y tế đề nghị cần phải xử phạt nghiêm những hộ không tuân thủ quy định phòng, chống dịch.
Cũng liên quan đến việc phun hóa chất, ông Bùi Văn Hào, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho rằng, an toàn cho người dân là yếu tố số 1. Trước khi phun, cần thông báo cho người dân che đậy các vật dụng và ra khỏi nhà trong 15 phút.
"Với những người không chấp hành việc phun hóa chất, cần phải xử phạt nghiêm", ông Hào nhấn mạnh.
Sốt xuất huyết">Ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng vọt nhưng có nhà không cho phun hóa chất
Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
Nền tảng NDXP cũng là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (Ảnh minh họa: Internet) Nền tảng NDXP cũng là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Có cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức.
Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; đồng thời mở ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo ra giá trị mới.
Trong kế hoạch năm 2022 triển khai các nền tảng chuyển đổi số quốc gia do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng và thúc đẩy, với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định rõ mục tiêu xây dựng nền tảng đáp ứng toàn bộ các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước.
Một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).
Chỉ tiêu cần đạt vào tháng 6/2022 là 30 địa phương đưa vào sử dụng kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai; qua đó giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai có thể nộp hồ sơ, tra cứu trạng thái xử lý, trả kết quả tại một nơi được kịp thời, chính xác; đồng thời giúp cán bộ xử lý hồ sơ không phải nhập dữ liệu trên các phần mềm khác nhau. Tổng cục Quản lý đất đai có thể quản lý tập trung, thống nhất thông tin biên nhận hồ sơ, giao dịch đất đai và kết quả xử lý hồ sơ trên cả nước.
Về lộ trình, dự kiến từ đầu tháng 3 đến hết tháng 6/2022 sẽ hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng chính thức tối thiểu 8 địa phương/tháng. Bên cạnh đó, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ được trình vào cuối tháng 5.
Trước đó, vào đầu tháng 3, để thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan nhà nước, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cách thức kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng NDXP. Hướng dẫn này nhằm giúp cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được thống nhất, tối ưu, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng các kết nối trên quy mô toàn quốc.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến cuối năm 2020, đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hệ thống đã kết nối với NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị, trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương, 7 cở dữ liệu và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.
Tính đến ngày 23/3, tổng số giao dịch thực hiện qua nền tảng NDXP trong tháng 3 đã là gần 48 triệu, tăng hơn 18 lần so với cùng kỳ tháng 3 năm ngoái; tổng số giao dịch qua NDXP trong quý I/2022 là trên 134,5 triệu, tăng 24 lần so với quý I/2021; trung bình hàng ngày có hơn 1,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng này.
Vân Anh
Mỗi ngày có hơn 758.000 giao dịch qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Trong tháng 2, số giao dịch được thực hiện qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) là hơn 18,2 triệu, tăng hơn 22 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trung bình hàng ngày có khoảng 758.577 giao dịch thực hiện qua nền tảng này.
">Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ đạt tối thiểu 150 triệu giao dịch vào 2025
Covid-19 đã đưa đến nhiều thức thách về đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cuộc chuyển dịch lên môi trường số. (Ảnh minh họa) Chỉ riêng trong năm 2021, đã xảy ra hàng loạt vụ lộ lọt dữ liệu cá nhân như: Facebook lộ lọt dữ liệu 500 triệu người dùng hồi tháng 4; Vụ lộ lọt cơ sở dữ liệu căn cước của toàn bộ 45 triệu dân Argentina vào tháng 9; hay vụ việc dữ liệu của 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên web đen cũng trong tháng 9/2021...
Cùng với đó, số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến cũng gia tăng mạnh trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chỉ riêng trong tháng 10/2021, đã có hơn 1 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 16% người dùng Internet Việt Nam truy cập phải các trang web lừa đảo, độc hại. Nếu thế giới có khoảng 2 triệu website lừa đảo, thì riêng Việt Nam từ tháng 12/2020 đến 11/2021 đã có tới 816 website lừa đảo giả mạo ngân hàng.
Lộ lọt dữ liệu cá nhân, người dùng các dịch vụ trực tuyến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã phần nào khiến cho người dân mất lòng tin, gây nguy hại tới chương trình chuyển đổi số. Thực tế điều này từng xảy ra ở Singapore năm 2017: Chính phủ đảo quốc sư tử đã phải tạm dừng các dự án công nghệ thông tin có sử dụng dữ liệu cá nhân trong khoảng 6 tháng để xem xét lại toàn bộ các vấn đề bảo mật khi lộ hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người dân.
Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong phát biểu tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2021 cũng đã chỉ rõ: Trong 3 năm, 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn quyết định thành bại của quá trình chuyển đổi số quốc gia. An toàn thông tin mạng là điều kiện tiền đề để chuyển đổi số thành công.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin số, giúp người dân và toàn xã hội tin tưởng chuyển dịch các hoạt động từ môi trường truyền thống lên không gian mạng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển”.
Xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn
Theo phân tích của đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin: Có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Vì thế, để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC cho hay.
Với quan điểm đó, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh. Cụ thể, để góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người dùng, bên cạnh việc thường xuyên có cảnh báo về các nguy cơ tấn công mạng, Cục An toàn thông tin đã phát hành “Cẩm nang bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19”. Cẩm nang này hướng dẫn các kỹ năng người dùng cần có để làm việc từ xa, học trực tuyến và giải trí an toàn, giúp người dùng Internet có thể bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Tính đến tháng 12/2021, đã có trên 70.000 lượt truy cập để tải cẩm nang.
Trong năm 2021, Cổng thông tin khonggianmang.vn cũng tiếp tục được phát triển, cung cấp hàng loạt giải pháp kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân khi tham gia môi trường mạng. Trong đó có thể kể đến các công cụ như: Kiểm tra tập tin độc hại, nhận diện mã độc tống tiền, kiểm tra website lừa đảo, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân...
Được Cục An toàn thông tin chính thức cho ra mắt từ tháng 6/2021, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng – một lá chắn khác về an toàn thông tin - cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Tính đến tháng 12/2021, đã có 2.534 website được đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng.
Khẳng định bảo đảm an toàn cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, trong năm tới, nhiều giải pháp sẽ được tập trung triển khai như: Tổ chức chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn thể cộng đồng do Bộ TT&TT chủ trì, điều phối, có sự tham gia trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và huy động sức mạnh của các doanh nghiệp ICT lớn; Phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Tiếp tục phát triển Cổng khonggianmang.vn trở thành điểm đến của người dân mỗi khi cần hoặc gặp vấn đề về an toàn thông tin; Mở rộng gắn nhãn tín nhiệm mạng cho các website, đặc biệt là website của các ngân hàng, tổ chức tài chính...
Vân Anh (Bài đăng trên Bưu điện Việt Nam số Tết 2022)
Tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là tạo lập, củng cố niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.
">Tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồng
Sự việc nhầm con cách đây 4 năm xảy ra tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hoá, hiện 2 cháu bé đã tìm được cha mẹ ruột (ảnh minh họa).
Ngay sau đó phía lãnh đạo Bệnh viện đã kết nối với 2 gia đình tại TP. Thanh Hóa và gia đình sinh sống tại Đà Nẵng để nhận lại con ruột của mình.
Theo thông tin riêng, tên gọi ở nhà của cháu bé mà anh chị H.H (đang sinh sống tại TP. Thanh Hóa) là B., cháu có nước da trắng trẻo. Còn bé gái được nuôi nấng và sống cùng gia đình tại Đà Nẵng có nước da đen hơn cháu B.
Sáng sớm ngày 22/6 lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết sự việc đã được phía Bệnh viện rà soát và khắc phục.
“Trước mắt các gia đình cũng đã nhận ra sự việc nhầm lẫn con rồi, hiện tại phía bệnh viện cũng đang nỗ lực phối hợp với gia đình để hỗ trợ cho các cháu về với gia đình cũng như giúp các cháu quen thân với cha mẹ ruột của mình”, vị lãnh đạo Bệnh viện cho biết.
Nói thêm về vụ việc, lãnh đạo Bệnh viện cho rằng: “Phía gia đình cũng nhắn nhủ qua phía lãnh đạo bệnh viên là sự việc là sự cố không ai muốn, và vì tương lai của các cháu nên rất mong muốn báo chí, truyền thông không quá đi sâu vào đời tư của gia đình cũng như 2 đứa trẻ.
Phía bệnh viện cũng đã và đang cố gắng nỗ lực cùng với gia đình để giúp tâm lý 2 cháu ổn định. Hiện nay 2 cháu cũng đang dần ổn định tâm lý cũng như cuộc sống bởi tình cảm con người nhất là trẻ nhỏ không thể ngày một ngày hai ổn định được”.
Được biết, hiện nay ngày nào phía lãnh đạo cũng cử người đến để động viên, làm cầu nối để khắc phục sự cố nói trên, hướng đến mục tiêu ổn định tâm lý và cuộc sống để các cháu phát triển bình thường như những em bé khác vì hai bé đều còn rất nhỏ.
(Theo Afamily.vn)
">Nhầm con ở Thanh Hóa sau 4 năm nuôi